LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH QUA CÁC THỜI KỲ

MỤC LỤC VĂN BẢN
*
In mục lục

QUỐC HỘI ********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ********

Số: 21-LCT/HĐNN7

Hà Nội, ngày 29 tháng 12 năm 1986

LUẬT

HÔNNHÂN VÀ GIA ĐÌNH

Gia đình là tế bào của xãhội. Gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt.

Bạn đang xem: Luật hôn nhân và gia đình qua các thời kỳ

Trong gia đình xã hội chủ nghĩa, vợ chống bình đẳng, thương yêu, giúp đỡ nhautiến bộ, tham gia tích cực vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổquốc, cùng nhau nuôi dạy con thành những công dân có ích cho xã hội.Kế thừa và phát triển Luật hôn nhân và gia đình năm 1959, để tiếp tục xây dựngvà củng cố gia đình xã hội chủ nghĩa, giữ gìn và phát huy những phong tục, tậpquán tốt đẹp của dân tộc, xoá bỏ những tục lệ lạc hậu, những tàn tích của chếđộ hôn nhân và gia đình phòng kiến, chống ảnh hưởng của chế độ hôn nhân và giađình tư sản ;Căn cứ vào Điều 64 và Điều 65 của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa ViệtNam ;Luật này quy định chế độ hôn nhân và gia đình.

Chương1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều1

Nhà nước bảo đảmthực sự chế độ hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bìnhđẳng, nhằm xây dựng gia đình dân chủ, hoà thuận, hạnh phúc, bền vững.

Hôn nhân giữa công dân Việt Nam thuộc các dân tộc các tôn giáo khác nhau, giữa người theo tôn giáo với người không theotôn giáo được tôn trọng và bảo vệ.

Điều2

Vợ chồng có nghĩa vụ thực hiệnsinh đẻ có kế hoạch.

Cha mẹ có nghĩa vụ nuôi dạy conthành những công dân có ích cho xã hội.

Con có nghĩa vụ kính trọng, chămsóc, nuôi dưỡng cha mẹ.

Điều3

Nhà nước và xã hội bảo vệ bà mẹvà trẻ em, giúp đỡ các bà mẹ thực hiện tốt chức năng cao quý của người mẹ.

Điều4

Cấm tảo hôn, cưỡng ép kết hôn,cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, yêu sách của cải trong việc cưới hỏi ; cấmcưỡng ép ly hôn.

Cấm người đang có vợ, có chồngkết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác.

Cấm ngược đãi, hành hạ cha, mẹ,vợ, chồng, con cái.

Chương2:

KẾT HÔN

Điều5

Nam từ 20 tuổi trở lên, nữ từ 18tuổi trở lên mới được kết hôn.

Điều6

Việc kết hôn do nam nữ tự nguyệnquyết định, không bên nào được ép buộc bên nào, không ai được cưỡng ép hoặc cảntrở.

Điều7

Cấm kết hôn trong những trườnghợp sau đây :

a) Đang có vợ hoặc có chồng ;

b) Đang mắc bệnh tâm thần khôngcó khả năng nhận thức hành vi của mình ; đang mắc bệnh hoa liễu ;

c) Giữa những người cùng dòngmáu về trực hệ ; giữa anh chị em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹkhác cha ; giữa những người khác có họ trong phạm vi ba đời ;

d) Giữa cha, mẹ nuôi với connuôi.

Điều8

Việc kết hôn do Uỷ ban nhân dânxã, phường, thị trấn nơi thường trú của một trong hai người kết hôn công nhậnvà ghi vào sổ kết hôn theo nghi thức do Nhà nước quy định.

Việc kết hôn giữa công dân ViệtNam với nhau ở ngoài nước do cơ quan đại diện ngoại giao của nước Cộng hoà xãhội chủ nghĩa Việt Nam công nhận.

Mọi nghi thức kết hôn khác đềukhông có giá trị pháp lý.

Điều9

Việc kết hôn vi phạm một trongcác Điều 5, 6, 7 của Luật này là trái pháp luật.

Một hoặc hai bên đã kết hôn tráipháp luật, vợ, chồng hoặc con của người đang có vợ, có chồng mà kết hôn vớingười khác, Viện kiểm sát nhân dân, Hội liên hiệp phụ nữa Việt Nam, Đoàn thanhniên cộng sản Hồ Chí Minh, Công đoàn Việt Nam có quyền yêu cầu Toà án nhân dânhuỷ việc kết hôn trái pháp luật.

Tài sản của những người mà hônnhân bị huỷ được giải quyết theo nguyên tắc : tài sản riêng của ai thì vẫnthuộc quyền sở hữu của người ấy ; tài sản chung được chia căn cứ vào công sứcđóng góp của mỗi bên ; quyền lợi chính đáng của bên bị lừa dối hoặc bị cưỡng épkết hôn được bảo vệ.

Quyền lợi của con được giảiquyết như trong trường hợp cha mẹ ly hôn.

Chương3:

NGHĨA VỤ VÀ QUYỀN CỦA VỢ,CHỒNG

Điều10

Vợ, chồng có nghĩa vụ và quyềnngang nhau về mọi mặt trong gia đình.

Điều11

Vợ, chồng có nghĩa vụ chung thuỷvới nhau, thương yêu, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau tiến bộ, cùng nhau thựchiện sinh đẻ có kế hoạch.

Chồng có nghĩa vụ tạo điều kiệncho vợ thực hiện tốt chức năng của người mẹ.

Điều12

Vợ, chồng có quyền tự do chọnnghề nghiệp chính đáng, tham gia các công tác chính trị, kinh tế, văn hoá và xãhội.

Điều13

Chỗ ở của vợ chồng do vợ chồnglựa chọn, không bị ràng buộc bởi phong tục, tập quán.

Điều14

Tài sản chung của vợ chồng gồmtài sản do vợ hoặc chồng tạo ra, thu nhập về nghề nghiệp và những thu nhập hợppháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, tài sản mà vợ chồng được thừa kếchung hoặc được cho chung.

Điều15

Tài sản chung được sử dụng để bảođảm những nhu cầu chung của gia đình.

Vợ, chồng có quyền và nghĩa vụngang nhau đối với tài sản chung. Việc mua bán, đổi, cho, vay, mượn, và nhữnggiao dịch khác có quan hệ đến tài sản mà có giá trị lớn thì phải được sự thoảthuận của vợ, chồng.

Điều16

Đối với tài sản mà vợ hoặc chồngcó trước khi kết hôn, tài sản được thừa kế riêng hoặc được cho riêng trong thờikỳ hôn nhân thì người có tài sản đó có quyền nhập hoặc không nhập vào khối tàisản chung của vợ chồng.

Điều17

Khi một bên chết trước, nếu cầnchia tài sản chung của vợ chồng thì chia đôi. Phần tài sản của người chết đượcchia theo quy định của pháp luật về thừa kế.

Vợ, chồng có quyền thừa kế tàisản của nhau.

Điều18

Khi hôn nhân tồn tại, nếu mộtbên yêu cầu và có lý do chính đáng, thì có thể chia tài sản chung của vợ chồngtheo quy định ở Điều 42 của Luật này.

Chương4:

NGHĨA VỤ VÀ QUYỀN CỦA CHAMẸ VÀ CON

Điều19

Cha mẹ có nghĩa vụ thương yêu,nuôi dưỡng, giáo dục con, chăm lo việc hoặc tập và sự phát triển lành mạnh củacon về thể chất, trí tuệ và đạo đức.

Cha mẹ không được phân biệt đốixử giữa các con.

Cha mẹ phải làm gương tốt chocon về mọi mặt, và phối hợp chặt chẽ với nhà trường và các tổ chức xã hội trongviệc giáo dục con.

Điều20

Cha mẹ có nghĩa vụ nuôi dưỡngcon đã thành niên mà không có khả năng lao động để tự nuôi mình.

Điều21

Các con có nghĩa vụ và quyềnngang nhau trong gia đình.

Con có nghĩa vụ kính trọng, chămsóc, nuôi dưỡng cha mẹ, lắng nghe những lời khuyên bảo của cha mẹ.

Điều22

Con đã thành niên còn ở chungvới cha mẹ có quyền lựa chọn nghề nghiệp, tham gia các công tác chính trị, kinhtế, văn hoá và xã hội.

Điều23

Con có quyền có tài sản riêng.

Con từ 16 tuổi trở lên còn ởchung với cha mẹ có nghĩa vụ chăm lo đời sống chung của gia đình, và nếu có thunhập riêng thì phải đóng góp vào nhu cầu của gia đình.

Điều24

Cha mẹ đại diện cho con chưathành niên trước pháp luật.

Cha mẹ quản lý tài sản của conchưa thành niên.

Điều25

Cha mẹ chịu trách nhiệm bồithường các thiệt hại do hành vi trái pháp luật của con dưới 16 tuổi gây ra.Trong trường hợp cha mẹ không có khả năng mà con có tài sản riêng thì lấy tàisản của con để bồi thường.

Con chưa thành niên từ 16 tuổitrở lên chịu trách nhiệm bồi thường bằng tài sản riêng của mình đối với cácthiệt hại do hành vi trái pháp luật của mình gây ra. Nếu con không có tài sản riêngthì cha mẹ phải bồi thường.

Điều26

Người cha, người mẹ nào bị xửphạt về một trong các tội xâm phạm thân thể, nhân phẩm của con chưa thành niên,ngược đãi nghiêm trọng hoặc hành hạ con chưa thành niên, thì có thể bị Toà ánnhân dân quyết định không cho trông giữ, giáo dục con, quản lý tài sản của conhoặc đại diện cho con trong thời hạn từ một năm đến năm năm. Đối với người đãsửa chữa, Toà án nhân dân có thể rút ngắn thời hạn này.

Người cha, người mẹ nói trên vẫncó nghĩa vụ đóng góp phí tổn nuôi dạy con.

Điều27

Ông, bà có nghĩa vụ nuôi dưỡng,giáo dục cháu chưa thành niên trong trường hợp cháu không còn cha mẹ. Cháu đãthành niên có nghĩa vụ nuôi dưỡng ông bà trong trường hợp ông bà không còn con.Anh chị em có nghĩa vụ đùm bọc lẫn nhau trong trường hợp không còn cha mẹ.

Chương 5:

XÁC ĐỊNH CHA, MẸ CHO CON

Điều28

Con sinh ra trong thời kỳ hônnhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ đó là con chung của vợ chồng.

Trong trường hợp có yêu cầu xácđịnh lại vấn đề này thì phải có chứng cứ khác.

Xem thêm: Soạn Văn 10 Hiền Tài Là Nguyên Khí Của Quốc Gia Ngắn Nhất, Soạn Bài Hiền Tài Là Nguyên Khí Của Quốc Gia

Điều29

Người được khai là cha, là mẹmột đứa trẻ có thể xin xác định đứa trẻ đó không phải là con mình.

Người không được khai là cha, làmẹ một đứa trẻ có thể xin xác định đứa trẻ đó là con của mình.

Điều30

Việc cha mẹ nhận con ngoài giáthú do Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi thường trú của người con côngnhận và ghi vào sổ khai sinh.

Điều31

Con ngoài giá thú có quyền xinnhận cha, mẹ kể cả trong trường hợp cha. mẹ đã chết.

Người mẹ, người cha hoặc ngườiđỡ đầu có quyền yêu cầu xác định cha, mẹ cho người con ngoài giá thú chưa thànhniên.

Viện kiểm sát nhân dân, Hội liênhiệp phụ nữ Việt Nam, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Công đoàn Việt Namcó quyền yêu cầu xác định cha, mẹ cho người con ngoài giá thú chưa thành niên.

Điều32

Con ngoài giá thú được cha, mẹnhận hoặc được Toà án nhân dân cho nhận cha, mẹ có mọi quyền và nghĩa vụ nhưcon trong giá thú.

Điều33

Các tranh chấp về nhận con, nhậncha, mẹ do Toà án nhân dân nơi thường trú của người con xét xử.

Chương 6:

NUÔI CON NUÔI

Điều34

Việc nuôi con nuôi nhằm gắn bótình cảm giữa người nuôi và con nuôi trong quan hệ cha mẹ và con cái, bảo đảmngười con nuôi chưa thành niên được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục tốt.

Giữa người nuôi và con nuôi cónhững nghĩa vụ và quyền của cha mẹ và con quy định ở các Điều từ 19 đến 25 củaLuật này.

Điều35

Người từ 15 tuổi trở xuống mớiđược nhận làm con nuôi. Trong trường hợp con nuôi là thương binh, người tàn tậthoặc làm con nuôi người già yếu cô đơn thì con nuôi có thể trên 15 tuổi.

Người nuôi phải hơn con nuôi từ20 tuổi trở lên.

Điều36

Việc nhận nuôi con nuôi phảiđược sự thoả thuận của hai vợ chồng người nuôi, của cha mẹ đẻ hoặc người đỡ đầucủa người con nuôi chưa thành niên. Nếu nhận nuôi người từ 9 tuổi trở lên thìcòn phải được sự đồng ý của người đó.

Điều37

Việc nhận nuôi con nuôi do Uỷban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi thường trú của người nuôi hoặc con nuôicông nhận và ghi vào sổ hộ tịch.

Điều38

Nhà nước và xã hội khuyến khíchviệc nhận các trẻ em mồ côi làm con nuôi.

Con liệt sĩ được nhận làm connuôi vẫn hưởng mọi quyền lợi của con liệt sĩ.

Điều39

Việc nuôi con nuôi có thể chấmdứt khi người nuôi hoặc con nuôi hoặc cả hai người có hành vi nghiêm trọng xâmphạm thân thể, nhân phẩm của nhau hoặc những hành vi khác làm cho tình cảm giữangười nuôi và con nuôi không còn nữa.

Việc chấm dứt nuôi con nuôi doToà án nhân dân quyết định theo yêu cầu của con nuôi hoặc của người nuôi. Trongtrường hợp người con nuôi chưa thành niên thì cha mẹ đẻ hoặc người đỡ đầu củacon nuôi, Viện kiểm sát nhân dân, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Đoàn thanhniên cộng sản Hồ Chí Minh, Công đoàn Việt Nam có quyền yêu cầu chấm dứt việcnuôi con nuôi.

Chương 7:

LY HÔN

Điều40

Khi vợ hoặc chồng, hoặc cả haivợ chồng có đơn xin ly hôn thì Toà án nhân dân tiến hành điều tra và hoà giải.

Trong trường hợp cả hai vợ chồngxin ly hôn, nếu hoà giải không thành và nếu xét đúng là hai bên thật sự tựnguyện ly hôn, thì Toà án nhân dân công nhận cho thuận tình ly hôn.

Trong trường hợp một bên vợ hoặcchồng xin ly hôn, nếu hoà giải không thành thì Toà án nhân dân xét xử. Nếu xétthấy tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hônnhân không đạt được thì Toà án nhân dân xử cho ly hôn.

Điều41

Trong trường hợp vợ có thai,chồng chỉ có thể xin ly hôn sau khi vợ đã sinh con được một năm.

Điều hạn chế này không áp dụngđối với việc xin ly hôn của người vợ.

Điều42

Khi ly hôn, việc chia tài sản dohai bên thoả thuận, và phải được Toà án nhân dân công nhận. Nếu hai bên khôngthoả thuận được với nhau thì Toà án nhân dân quyết định.

Việc chia tài sản khi ly hôn, vềnguyên tắc, phải theo những quy định dưới đây:

a) Tài sản riêng của bên nào thìvẫn thuộc quyền sở hữu của bên ấy;

b) Tài sản chung của vợ chồngđược chia đôi, nhưng có xem xét một cách hợp lý đến tình hình tài sản, tìnhtrạng cụ thể của gia đình và công sức đóng góp của mỗi bên;

c) Trong trường hợp vợ chồng docòn sống chung với gia đình mà tài sản của bản thân vợ chồng không xác địnhđược thì vợ hoặc chồng được chia một phần trong khối tài sản chung của giađình, căn cứ vào công sức của người được chia đóng góp vào việc duy trì và pháttriển khối tài sản chung, cũng như vào đời sống chung của gia đình. Lao độngtrong gia đình được coi như lao động sản xuất;

d) Khi chia tài sản, phải bảo vệquyền lợi của người vợ và của người con chưa thành niên, bảo vệ lợi ích chínhđáng của sản xuất và nghề nghiệp.

Điều43

Khi ly hôn, nếu bên túng thiếuyêu cầu cấp dưỡng thì bên kia phải cấp dưỡng theo khả năng của mình.

Khoản cấp dưỡng và thời gian cấpdưỡng do hai bên thoả thuận. Nếu hai bên không thoả thuận được với nhau thì Toàán nhân dân quyết định.

Khi hoàn cảnh thay đổi, ngườiđược cấp dưỡng hoặc người phải cấp dưỡng có thể yêu cầu sửa đổi mức hoặc thờigian cấp dưỡng. Nếu người cấp dưỡng kết hôn với người khác thì không được cấpdưỡng nữa.

Điều44

Vợ chồng đã ly hôn vẫn có mọinghĩa vụ và quyền đối với con chung.

Điều45

Khi ly hôn, việc giao con chưathành niên cho ai trông nom, nuôi dưỡng, giáo dục phải căn cứ vào quyền lợi vềmọi mặt của con. Về nguyên tắc, con còn bú được giao cho người mẹ nuôi giữ.

Người không nuôi giữ con cónghĩa vụ và quyền thăm nom, chăm sóc con và phải đóng góp phí tổn nuôi dưỡng,giáo dục con. Nếu trì hoãn hoặc lẩn tránh việc đóng góp, thì Toà án nhân dânquyết định khấu trừ vào thu nhập hoặc buộc phải nộp những khoản phí tổn đó.

Vì lợi ích của con, khi cầnthiết, có thể thay đổi việc nuôi giữ con hoặc mức đóng góp phí tổn nuôi dưỡng,giáo dục con.

Chương8:

CHẾ ĐỘ ĐỠ ĐẦU

Điều46

Việc đỡ đầu được thực hiện trongtrường hợp cần bảo đảm việc chăm nom, giáo dục và bảo vệ quyền lợi của ngườichưa thành niên mà cha mẹ đã chết, hoặc tuy cha mẹ còn sống nhưng không có điềukiện để làm những nhiệm vụ đó.

Điều47

Cha mẹ có thể cử người đỡ đầucho con chưa thành niên. Nếu cha mẹ không cử được thì những người thân thích cóthể cử người đỡ đầu cho người đó. Việc cử người đỡ đầu do Uỷ ban nhân dân xã,phường, thị trấn công nhận.

Trong trường hợp cha mẹ hoặcnhững người thân thích không cử được người đỡ đầu thì cơ quan Nhà nước có chứcnăng hoặc tổ chức xã hội đảm nhiệm việc đỡ đầu người con chưa thành niên.

Điều48

Công dân làm người đỡ đầu phảilà người từ 21 tuổi trở lên, có tư cách đạo đức tốt và có điều kiện thực tế đểlàm người đỡ đầu.

Điều49

Công dân hoặc tổ chức làm ngườiđỡ đầu có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây :

a) Chăm sóc, giáo dục người đượcđỡ đầu;

b) Quản lý tài sản của ngườiđược đỡ đầu;

c) Đại diện cho người được đỡđầu trước pháp luật và bảo vệ quyền lợi của người đó.

Điều50

Công dân làm người đỡ đầu chịusự giám sát của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn về công việc đỡ đầu.

Người thân thích của người đượcđỡ đầu, Viện kiểm sát nhân dân,

Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam,Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Công đoàn Việt Nam có quyền yêu cầu Uỷban nhân dân xã, phường, thị trấn thay người đỡ đầu, nếu người này không làmtròn nhiệm vụ, gây thiệt hại nghiêm trọng đến quyền lợi của người đỡ đầu.

Công dân làm người đỡ đầu có thểyêu cầu cử người thay, nếu thấy mình không còn đủ điều kiện làm người đỡ đầu.

Điều51

Việc đỡ đầu chấm dứt khi ngườichưa thành niên được giao lại cho cha mẹ, được nhận làm con nuôi, hoặc đủ 18tuổi.

Chương9:

QUAN HỆ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNHCỦA CÔNG DÂN VIỆTNAM VỚI NGƯỜI NƯỚC NGOÀI

Điều52

Trong việc kết hôn giữa công dânViệt Nam với người nước ngoài, mỗi bên tuân theo những quy định của pháp luậtnước mình về kết hôn.

Nếu việc kếthôn giữa công dân ViệtNam với người nước ngoài tiến hành ở ViệtNam thì ngườinước ngoài còn phải tuân theo các quy định ở Điều 5, Điều 6, Điều 7 của Luậtnày. Thủ tục kết hôn do Hội đồng bộ trưởng quy định.

Điều53

Những vấn đề về quan hệ vợchồng, quan hệ tài sản, quan hệ cha mẹ và con, huỷ việc kết hôn, ly hôn, nuôicon nuôi và đỡ đầu giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài do Hội đồng Nhànước quy định.

Điều54

Trong trường hợp đã có hiệp địnhtương trợ tư pháp và pháp lý về hôn nhân và gia đình giữa Việt Nam và nướcngoài, thì tuân theo những quy định của các hiệp định đó.

Chương10:

ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG

Điều55

Đối với dân tộc thiểu số, Hộiđồng Nhà nước căn cứ Luật này và tình hình cụ thể mà có những quy định thíchhợp.

Điều56

Hội đồng bộ trưởng, Toà án nhândân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, trong phạm vi chứcnăng của mình, có trách nhiệm hướng dẫn thi hành Luật này.

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hộiliên hiệp phụ nữ Việt Nam, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Công đoàn ViệtNam giáo dục, vận động nhân dân thi hành nghiêm chỉnh Luật này.

Xem thêm: " Tây Du Ký 3: Nữ Nhi Quốc Diễn Viên, Tây Du Ký 3: Nữ Nhi Quốc

Điều57

Luật này thay thế Luật hôn nhânvà gia đình năm 1959.

Luật này đã đượcQuốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá VII, kỳ họp thứ 12, thôngqua ngày 29 tháng 12 năm 1986.